Khi phải đẹp yêu bóng đá

Đâu chỉ nam giới mới được quyền yêu bóng đá, phái đẹp sẽ yêu bóng đá theo cách riêng của họ

Đã qua rồi thời bóng đá là chuyện của đàn ông, phụ nữ cùng lắm là ủng hộ đĩa mồi nhắm để các ông có sức thức đêm xem và “chém gió”. Giờ đã cuối năm 2018 rồi, France Football đã trao giải Quả bóng vàng cho nữ cầu thủ xuất sắc nhất năm rồi, từ khán đài World Cup, Euro Cup cho đến SEA Games, AFF Cup… đâu đâu cũng rực rỡ hương sắc phái đẹp, ai còn giữ suy nghĩ “phụ nữ thì biết gì về bóng đá” thì hẳn là người chậm cập nhật lắm, và cả thập kỉ nay chưa hề xem trận cầu nào.

Khi phải đẹp yêu bóng đá 1

Phụ nữ giờ chiếm ít nhất là một nửa lượng fan trung thành của U23 Việt Nam, từ cụ bà móm mém, chị bỉm sữa bận rộn, cô văn phòng tất bật, cho đến thiếu nữ xinh tươi, bé gái thơ ngây… ai ai cũng yêu đội tuyển theo cách của mình. Định kiến về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp… chỉ tồn tại trong những bộ óc hẹp hòi, trái bóng tròn và sân cỏ bao la luôn chào đón những ai dành tình yêu cho túc cầu.

Không dài dòng biện bạch, không thèm đính chính, những bóng hồng mê bóng đá chỉ bền bỉ cổ vũ và làm nhiều điều thiết thực cho đội tuyển họ yêu. Hành động khi lặng thầm, lúc quyết liệt của họ đã khiến mọi định kiến không xô mà đổ.

Định kiến 1: Fan nữ chỉ mê trai đẹp?

Vâng, fan mê cầu thủ chẳng có gì sai. Con gái thích ngắm trai đẹp mà là sai thì tôi nguyện suốt đời không đúng nữa.

Huống chi lứa cầu thủ U23 của chúng ta toàn là “cực phẩm”: vừa đá hay khỏi bàn, lại văn minh lịch sự, đoàn kết, thân thiện, tuổi còn trẻ nhưng sớm chững chạc và trưởng thành, nghiêm túc trong thi đấu nhưng trong đời thường thì luôn tinh nghịch, “nhiều muối” đến mức “lầy lội”…Lại còn anh nào cũng body 6 múi rắn chắc, gương mặt góc cạnh nam tính, thì không mê mới lạ. Đến các bạn nam còn tình nguyện làm fanboy nữa là. Chỉ có điều phái nữ yêu cầu thủ theo cách của họ, tình cảm thế nào bày tỏ thế ấy, không giữ trong lòng như cánh mày râu.

Không phủ nhận cũng không thanh minh, fan nữ vẫn tiếp tục duy trì tình yêu của mình đối với đội bóng bằng những cách văn minh. Trên mạng xã hội xuất hiện các hội nhóm hỗ trợ lẫn nhau đi xem đội tuyển thi đấu, kêu gọi tẩy chay phe vé, cùng nhau xây dựng cộng đồng người hâm mộ “quý tộc” không cuồng, không làm phiền cầu thủ.

Bên cạnh đó, họ còn là đội ngũ “phóng viên ảnh” có tâm nhất quả đất, chuyên bắt được thần thái của dàn “trai đẹp” tuyển Việt Nam cho toàn dân chiêm ngưỡng. Nhờ tình yêu “nhan sắc” các anh nên dĩ nhiên những khoảnh khắc họ chụp được sở hữu nét đẹp hiếm có mà các phóng viên thể thao nam khó “canh” cho được. Họ làm một cách tự nguyện để thỏa lòng yêu mến của bản thân, họ vui, cầu thủ vui, mọi người cùng vui. Khoảnh khắc Văn Đức selfie tại giải AFF lần này cũng là một khoảnh khắc được ghi lại từ tình yêu hiếm có ấy.

Được truyền cảm hứng từ sự hài hước của cầu thủ, fan girl còn tận tâm chế ra cả kho ảnh hài hước từ những biểu cảm “khó đỡ” của thần tượng. Sau mỗi trận đấu là một loạt meme dí dỏm lan khắp mạng xã hội, “khổ chủ” có nhìn thấy cũng chỉ cười lăn chứ không thể buồn giận được vì hình ảnh quá đáng yêu, và phải thương mến lắm người ta mới nhiệt tình chế đến trình “mặn mòi” như vậy.

Nhắc lại, yêu trai đẹp không sai. Yêu quý cầu thủ đẹp trai, đá giỏi thì trăm lần đúng, ngàn lần đúng.

Định kiến 2: Fan nữ thì biết gì về đá bóng?

Trên mạng xã hội thường xuất hiện ảnh chế các bạn nữ không biết thế nào là việt vị, không phân biệt đâu là tiền đạo, đâu là tiền vệ… Xin thưa, cái thời đó xưa rồi nha Diễm.

Lúc đầu, nhiều bạn nữ đến với bóng đá Việt Nam khởi nguồn từ tình yêu với tuyển U23 khi chứng kiến màn trình diễn quả cảm của đội nhà tại Thường Châu. Từ sự cảm phục những “chiến binh áo đỏ”, họ mới bắt đầu tình yêu với bóng đá nước nhà, việc họ chưa quen với những quy luật của một trận túc cầu là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng việc fan nữ đã trở thành một lực lượng hùng hậu cổ vũ hết mình khi những “ngôi sao vàng” ra trận.

Họ đã tập hợp thành một fandom với hơn 250.000 thành viên, cùng nhau học luật bóng đá, kiên trì tìm tòi mỗi ngày, càng hiểu càng yêu, càng trở thành một fan girl sành điệu, văn minh.

Những cô gái ấy đã chứng minh họ không phải là “fan phong trào” đến với bóng đá vì “mê trai đẹp”. Tình yêu họ dành cho U23 Việt Nam luôn vững bền, chung thuỷ, đội nhà thắng hay thua thì cũng đều được yêu như nhau.

Không ít bạn gái chỉ sau vài tháng tìm hiểu bóng đá đã có thể “đọc” trận đấu vanh vách. Đó là chưa kể một số cô từ khi học cấp 1 đã rành bóng đá đến mức chỉ nghe tiếng ồn trên sân thôi là biết giải đấu nào trên thế giới. Phái nam đừng có mà tưởng bở.

Khi phụ nữ muốn, thì họ sẽ biết tất tần tật. Fan nam có thể không để ý, chứ chị em phụ nữ đã mê bóng đá thì rành từng biệt danh cầu thủ, món họ thích ăn… để tiện bề trêu ghẹo và chăm sóc. Trường “híp”, Mạnh “Ỉn”, Hải “con”, “crush quốc dân”, Phượng “núi”, Hoàng tử Ả Rập… nghe réo tên đã thấy muôn vàn thân thiết và yêu thương rồi.

Bóng hồng điểm tô bóng đá

Khi phải đẹp yêu bóng đá 2

Thực ra ai cố tình giữ định kiến trong lòng thì chỉ tổ…nặng bụng, fan nữ của bóng đá không để tâm đâu. Các cô còn bận đội nắng mưa xếp hàng mua vé, canh vé online nhấn F5 đến hỏng cả phím. Đừng tưởng con gái chân yếu tay mềm, họ chẳng kém cạnh ai trong việc tìm một chỗ trên sân Mỹ Đình để sống trọn với niềm đam mê.

Nói gì thì nói, con gái xem bóng đá cũng không thể giống con trai. Là phái đẹp nên lúc nào họ cũng phải đẹp: Chọn trang phục vừa đẹp khoẻ khoắn vừa thể hiện màu cờ sắc áo, lớp trang điểm rạng rỡ xinh tươi mà không quá “bánh bèo”, thần thái luôn tươi tắn, tràn đầy sức sống. Dĩ nhiên, khi đã xinh đẹp thế, lại đang tham dự một sự kiện triệu người trông đợi, không selfie vài phát thì chỉ có phí. Họ theo dõi trận đấu rất tập trung, cổ vũ đội nhà cuồng nhiệt, nhưng cũng không quên thỉnh thoảng bấm vài cái ghi lại không khí.

Khuyến mãi mới nhà cái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *